Xi mạ PVD là công nghệ được đánh giá cao cả về chất lượng lẫn độ an toàn và thân thiện với môi trường sống. Hiện nay, phương pháp này đang được ứng dụng cho các loại sản phẩm như ô tô, xe máy, thiết bị nội thất, linh kiện điện tử.
Xi mạ PVD là gì?
PVD là viết tắt của cụm từ Physical Vapor Deposition có nghĩa là sự bốc hơi lắng đọng vật lý. Xi mạ PVD trải qua 4 giai đoạn chính là bốc hơi, vận chuyển, phản ứng và lắng đọng với quy trình gồm những bước sau:
- Tẩy rửa dầu mỡ vật liệu kẽm, nhôm, đồng, thép đã mạ lớp Niken bóng
- Xếp vào trong máy mạ chân không và làm khô bằng đèn Plasma
- Tiến hành xi mạ lớp Zr hoặc Cr,…lên trên bề mặt vật liệu
- Mạ thêm lớp ZrN, CrC để tạo màu sắc cho sản phẩm
- Lấy các sản phẩm ra khỏi máy mạ chân không
- Kiểm tra chất lượng của từng sản phẩm.
Điều đặc biệt khi tiến hành xi mạ bằng công nghệ PVD đó là hoàn toàn diễn ra trong môi trường chân không và ánh sáng Plasma. Có thể dễ dàng nhận thấy, phương pháp này vận dụng hoàn toàn tính chất vật lý thay vì dùng phản ứng hóa học như các kỹ thuật xi mạ truyền thống.
Hiện nay, xi mạ kim loại PVD đang được sử dụng phổ biến cho nhiều dòng sản phẩm khác nhau, bao gồm: thiết bị gia dụng, đồ trang trí nội ngoại thất, phụ tùng ô tô, linh kiện điện tử, điện thoại,Vậy tại sao nên thực hiện xi mạ bằng công nghệ PVD?
Tại sao phải xi mạ PVD?
Mục đích của xi mạ PVD cũng giống như tất cả các kỹ thuật xi mạ được sử dụng từ trước đến nay đó là tạo ra lớp bảo vệ bề mặt kim loại giúp sản phẩm bền hơn và đẹp hơn. Tuy nhiên, ngoài nhiệm vụ chính yếu đó thì còn có nhiều lý do mà chúng ta nên ứng dụng công nghệ PVD để xi mạ đó là:
Không độc hại với con người và môi trường
Nếu như những phương pháp xi mạ truyền thống ẩn chứa nhiều chất độc hại gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường thì PVD được coi là giải pháp khắc phục triệt để những vấn đề này.
PVD không chỉ tạo ra lớp mạ bền đẹp mà còn thân thiện với môi trường và an toàn cho người công nhân và người tiêu dùng.
Tạo ra lớp xi mạ đồng nhất
Quá trình xi mạ diễn ra trong môi trường chân không, dưới tác động của Plasma, thế nên bề mặt kim loại không phải chịu tác động của không khí hay tạp chất. Do đó, xi mạ bằng công nghệ PVD giúp tạo ra lớp mạ đồng nhất và đều màu.
Mang lại hiệu quả tối ưu cho vật liệu Inox
Làm thế nào để cho ra được lớp xi mạ Inox sáng bóng và bền chặt luôn là thử thách đối với các kỹ thuật xi mạ truyền thống. Thế nhưng, đối với công nghệ PVD, mạ trên vật liệu Inox là chuyện rất đỗi bình thường. Lớp mạ Inox được xử lý bằng PVD không chỉ bền đẹp mà còn có khả năng chống ma sát rất cao.
Trên đây là 3 lý do giải thích vì sao phương pháp xi mạ kim loại PVD ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các ngành công nghiệp chế tạo và sản xuất. Hãy nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng của nhà máy hay phân xưởng bằng phương pháp PVD các bạn nhé!
Phương Tuyến – Đơn vị chuyên thiết kế, gia công cung cấp các sản phẩm xi mạ PVD, xi mạ điện,… sẽ giúp quý khách hàng có được những sản phẩm chất lượng tốt nhất. Bạn hãy liên hệ tới Hotline: 094 825 6688 để được tư vấn hóa chất xi mạ, thiết bị xi mạ và công nghệ xi mạ phù hợp nhất với từng loại vật liệu.